Trong xã hội ngày càng phát triển và hội nhập, vấn đề du nhập các nền văn hóa, các loại hình nghệ thuật cũng như sự đa dạng về ẩm thực dần trở nên phổ biến. Đặc biệt là ẩm thực và ví dụ điển hình nhất là sự phát triển vượt bậc của loại hình trà sữa – thức uống được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Ban đầu, trà sữa thường được bán ở các quán ven đường kèm theo các món ăn vặt khác, với các hương vị phổ biến và một vài loại hạt trân châu.
Cho đến khi các thương hiệu trà sữa Đài Loan nổi tiếng đặt chân vào thị trường ẩm thực phong phú Việt Nam. Cơn lốc trà sữa mới thật sự bắt đầu cuồng quét, tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ hiện nay và vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Các loại hình trà sữa cũng từ đó phát triển một cách nhanh chóng. Bên cạnh các quán ven đường, các thương hiệu nổi tiếng, mô hình phát triển một quán trà sữa mang thương hiệu cá nhân cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ.
10 bước cơ bản để mở bán một quán trà sữa như sau:
- Nghiên cứu về sản phẩm, thị trường và đối tượng khách.
- Chuẩn bị nguồn vốn, các quỹ dự phòng.
- Đặt tên, thiết kế logo và nhận diện thương hiệu.
- Xây dựng, hoàn thiện menu.
- Lựa chọn địa điểm.
- Định hướng phong cách, thiết kế không gian.
- Mua máy móc, thiết bị và vật dụng cần dùng.
- Hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý cần thiết.
- Tuyển dụng nhân viên.
- Lập kế hoạch Marketing, quảng bá thương hiệu.
Cùng Nội Thất AEROS tìm hiểu chi tiết hơn về một vài bước quan trọng nhất để bạn có được một cái nhìn tổng thể và bao quát nhất về các vấn đề cần thiết.
Nghiên cứu về sản phẩm kinh doanh, chuẩn bị vốn và quỹ dự phòng
Để có thể có được một bức tranh tổng quát về thị trường kinh doanh cửa hàng trà sữa. Bạn cần phải xác định các dòng trà sữa, topping đang được yêu thích hiện nay; các đặc điểm của đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến (chủ yếu hiện nay là đối tượng học sinh, sinh viên, khối văn phòng,…); các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp xung quanh bạn,… Tốt nhất là nên theo học một khóa về cách pha chế, kỹ năng kinh doanh, nó sẽ giúp bạn đỡ bối rối hơn khi quán được đưa vào kinh doanh.
Nếu không có sẵn nguồn vốn cần thiết, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè thân thiết hoặc bạn cũng có thể vay vốn ở ngân hàng. Bên cạnh đó, việc hợp tác, kêu gọi đầu tư bên ngoài cũng là một cách, nhưng nó chứa đựng khá nhiều rủi ro, bạn nên cân nhắc thật kỹ nếu có ý định này nhé.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán trà sữa cần những gì
Một cái tên ấn tượng đi kèm theo đó là một logo mang đậm nét riêng sẽ là điểm nhấn quan trọng cho cửa hàng trà sữa của bạn. Bạn sẽ không muốn cửa hàng của mình bị chìm ngộp dưới đầy rẫy các thương hiệu trà sữa hiện nay đâu. Hãy lên ý tưởng, chọn ra một cái tên hay và thiết kế hình ảnh logo chỉnh chu. Điều đó sẽ là giúp cho cửa hàng của bạn dành được chỗ đứng trên thị trường. Sau đó hãy nhớ đi đăng ký bản quyền cho thương hiệu nhé. bạn sẽ tránh được những vấn đề phát sinh sau này.
Tiếp theo bạn sẽ cần một menu trà sữa chỉ cần khoảng 35 đến 50 thức uống và không cần quá 7 loại topping đâu. Với số lượng không quá nhiều cũng không quá ít, điều này sẽ giúp khách hàng thoải mái hơn trong việc chọn lựa. Và bạn đặc biệt cần có một loại thức uống hoặc topping thật đặc trưng cho cửa hàng. Yếu tố đặc biệt này cũng góp phần nâng cao thương hiệu của bạn đấy.
Lựa chọn địa điểm, lên ý tưởng thiết kế phong cách, không gian
Chọn địa điểm kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bạn phải thật cân nhắc khi lựa chọn khu vực mình sẽ mở cửa hàng. Bởi vì cho dù các sản phẩm của bạn rất tốt nhưng lại nằm ở một khu vực không thuận tiên, sầm uất thì sẽ là một thiệt thòi lớn cho bạn. Và nếu có thể tìm được mặt bằng phù hợp tại những khu vực như phố đi bộ, các khu trường học,… bạn sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí cho việc marketing của quán.
Sau khi đã có được mặt bằng lý tưởng. Bạn đã có thể đi tìm, định hình phong cách không gian cho cửa hàng của mình rồi đấy. Nếu bạn có ý định lựa chọn một phong cách hoàn toàn mới lạ và độc đáo. Bạn cần cân nhắc làm sao để cho nét độc đáo này có thể bền bỉ theo thời gian và không bị nhạt nhòa. Đặc biệt chú ý nhớ lại đối tượng khách mà bạn đã xác định hướng tới. Việc thiết kế không gian cho quán nên phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách hàng chính mà bạn tiếp cận.
Xem thêm: Cách thiết kế quán trà sữa nhỏ nhưng vẫn tấp nập khách
Để có thể xây dựng một cửa hàng trà sữa cho riêng mình, bạn sẽ rất vất vả và mất nhiều thời gian, công sức. Và vì thế mà thành quả mà bạn đạt được sẽ khiến tự hào rất nhiều. Để có thể yên tâm và tiết kiệm nhiều thời gian cũng như công sức, đừng ngần ngại liên hệ đến Công ty nội thất AEROS – đơn vị uy tín trong việc thiết kế nội thất. Cùng với kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và nhiệt tình hỗ trợ tư vấn, AEROS luôn sẵn lòng giúp bạn hoàn thiện cửa hàng hàng trà sữa trong mơ của mình.
Công ty cổ phần xây dựng và nội thất Aeros
Liên hệ ngay để được miễn phí 100% phí thiết kế quán trà sữa
Hotline: 0901 806 999 (Zalo)
Website: http://thietkequantrasua.com
Mail báo giá: info@aeros.vn